NHỮNG
ĐIỀU KHÔNG THỂ BỎ QUA TRƯỚC KHI MUA
LAPTOP CHUẨN KHÔNG CẦN CHỈNH ( P2 )
Ở bài viết trước các bạn đã được tham khảo qua những kiến thức cần biết trước khi muốn mua một con laptop là như thế nào, ở bài viết này mình sẽ nói rõ hơn về những vấn đề đó để các bạn có thể hiểu rõ hơn. Cụ thể mình sẽ nói về các thông số kỹ thuật mà các bạn cần phải biết để có thể có thể lựa chọn cho mình một con laptop ưng ý nhé !!
CÁC
THÔNG SỐ KĨ THUẬT CẦN BIẾT KHI MUA MỘT CON LAPTOP
Ram các bạn có thể hiểu nó là bộ nhớ lưu trữ khi bạn chạy ứng dụng hay các chương trình có trên laptop để bộ xử lý trung tâm hoặc card đồ họa có thể xử lý thông tin.
Nếu Ram lớn thì nó có thể lưu trữ khối lượng dữ liệu thông tin lớn và có thể chạy song song nhiều chương trình điểm hình là bạn có thể mở nhiều tabs, khả năng đa nhiệm càng nhiều giúp bạn làm việc hiệu quả và tiết kiệm thời gian được tốt hơn.
Một laptop có thể lắp đến 2 ram nhất là PC lắp trên 2 ram nhưng nếu không có ram thì máy tính của bạn sẽ chạy rất chậm và không thể thực hiện được các tác vụ cơ bản.
Và lưu ý rằng nên lắp hay key ram, ví dụ thay vì lắp 1 ram 8gb thì hãy lắm hai key ram 4gb để máy có thể hoạt động tốt hơn và tránh trường hợp lắp hai key ram không cùng dung lượng vì nó sẽ dẫn đến xung đột ảnh hưởng đến laptop của mình
2. CPU
CPU là tên viết tắt Central Processing Unit, chính là bộ xử lý trung tâm của máy tính, có nhiệm vụ xử lý các chương trình vi tính và dữ liệu. Hiểu đơn giản thì CPU chính là “bộ não” của một chiếc máy tính. Máy tính có hoạt động trơn tru hay không, xử lý thông tin nhanh hay không phụ thuộc phần lớn vào linh kiện này.
Trong máy tính bạn sẽ thường thấy 3 ký tự này, đây chính là 3 phiên bản xử lý khác nhau của chip. I7 có khả năng xử lý mạnh nhất , tiếp đến là i5, i3. Đối với người sử dụng laptop thông thường thì i3, i5 là đủ. Còn nếu là dân thiết kế đồ hoạ thường xuyên xử lý các tác vụ nặng thì nên chọn i5, i7.
Nhân xử lý của bộ vi xử lý (Cores). Trong 1 CPU có thể bao gồm nhiều cores khác nhau, các core này hoạt động độc lập, riêng biệt với nhau. Hầu hết CPU của máy tính xách tay hiện nay đều gồm 2 cores, thậm chí 4 cores
Công nghệ siêu phân luồng (Hyper-Threading) là công nghệ chia tách từng lõi vật lý thành lõi ảo. Hay hiểu đơn giản, Hyper Threading cho phép lõi CPU vật lý hoạt động như 2 CPU, giúp cho CPU có thể xử lý được nhiều tác vụ trong cùng 1 thời điểm.
Hầu hết CPU kép (2 nhân) hiện nay đều sử dụng công nghệ siêu phân luồng, khiến nó hoạt động như 4 chiếc CPU riêng biệt.
Tốc độ xung nhịp (Clock speed) được đo bằng gigahertz, là số chu kỳ mỗi giây mà CPU có thể thực hiện. Ví dụ như bộ xử lý Intel Core i7 -4800MQ 4 nhân 8 luồng, tốc độ xung nhịp là 2.70 GHz. Nghĩa là từng nhân trong 4 nhân của con chíp này đều có tốc độ xung nhịp là 2.70 GHz.
Turbo Boost là công nghệ nâng hiệu suất làm việc của con chip, tự động điều chỉnh tốc độ xung nhịp của từng nhân độc lập giúp hệ thống hoạt động nhanh hơn. Ví dụ Intel Core i7 -4800MQ 4 nhân 8 luồng , tốc độ xung nhịp 2.70 GHZ, turbo Boost tối đa 3.70 GHz. Nghĩa là khi hoạt động bình thường, mỗi con chịp độc lập sẽ có tốc độ 2.70 GHz, nhưng khi thực hiện các tác vụ nặng như thiết kế thì 1 con chip xử lý tác vụ đó có thể đạt tốc độ 3.70 GHz.
Hầu hết các CPU core i5 và i7 đều có tính năng này, còn CPU core i3 thì không.
Bộ nhớ đệm (Cache) là lượng RAM nhỏ trong CPU, là nơi các dữ liệu được nằm chờ các ứng dụng và phần cứng xử lý. Bộ nhớ đệm giúp tăng tộ độ xử lý của máy tính. Hầu hết các CPU có từ 1 đến 4 MB bộ nhớ đệm.
Công suất thoát nhiệt (TDP) là lượng nhiệt chíp xử lý toả ra mà hệ thống mà hệ thống làm mát cần giải toả. Thông thường, đây chính là mức tiêu thụ điện của con chip. Ví dụ như chip Intel Core i7 4800MQ có TDP là 47W nhưng không đồng nghĩa với việc chip này luôn tiêu thụ với mức điện 47W mà còn tuỳ thuộc và tác vụ nặng nhẹ mà máy phải sử lý.
VPro: Tính năng quản lý từ xa được xây dựng cho bộ phận CNTT. Nhiều máy tính xách tay kinh doanh có CPU với vPro, nhưng các hệ thống tiêu dùng thì không
3.CARD ĐỒ HỌA
Card đồ họa xử lý các nhiệm vụ liên quan đến hình ảnh, video, đồ
họa trên laptop để giúp mọi thao tác về hình ảnh sẽ trở nên sống động và mượt
mà hơn.
Đối với các tín đồ về game thì card màn hình rời là yếu tố không thể thiếu vì nó có thể chiến mọi loại game một cách mượt mà và chân thật nhất, như vậy ai mà không ham cơ chứ hehehe
Card đồ họa hiện tại có 2 loại chính là:
– Card onboard (card gắn sẵn trên lap): Đây là loại card đồ họa được nhà sản xuất tích hợp sẵn trên bo mạch (mainboard) sau này là nằm trên vi xử lý (CPU). Loại card này phải tùy vào CPU để hoạt động tối ưu hoặc chỉ hoạt động ở mức trung bình.
– Card đồ họa rời: hoạt động độc lập, có tính năng công việc như card onboard chuyên xử lý tất cả dữ liệu về hình ảnh. Nhưng có đẩy đủ bộ phận riêng để cho hình ảnh đồ họa tốt hơn. Thường laptop gaming hoặc máy render sẽ có đồ họa chuyên nghiệp.
4. CÁC THÔNG SỐ MÀN HÌNH:
Đối với các tín đồ về game thì card màn hình rời là yếu tố không thể thiếu vì nó có thể chiến mọi loại game một cách mượt mà và chân thật nhất, như vậy ai mà không ham cơ chứ hehehe
Card đồ họa hiện tại có 2 loại chính là:
– Card onboard (card gắn sẵn trên lap): Đây là loại card đồ họa được nhà sản xuất tích hợp sẵn trên bo mạch (mainboard) sau này là nằm trên vi xử lý (CPU). Loại card này phải tùy vào CPU để hoạt động tối ưu hoặc chỉ hoạt động ở mức trung bình.
– Card đồ họa rời: hoạt động độc lập, có tính năng công việc như card onboard chuyên xử lý tất cả dữ liệu về hình ảnh. Nhưng có đẩy đủ bộ phận riêng để cho hình ảnh đồ họa tốt hơn. Thường laptop gaming hoặc máy render sẽ có đồ họa chuyên nghiệp.
4. CÁC THÔNG SỐ MÀN HÌNH:
Điều quan trọng không kém để trải nghiệm một con máy hoàn hảo thì cần có một màn hình đủ lớn đủ tầm nhìn và không ảnh hưởng nhiều đến thị lực của các bác, có thể ngồi máy hàng giờ mà không cận thị - nói điêu đấy hehe !!
Kích thước màn hình lớn đồng nghĩa với góc nhìn rộng hơn, dễ nhìn hơn phù hợp với người sử dụng máy để chơi game, thiết kế. Màn hình nhỏ phù hợp với người hay di chuyển, dễ dàng kiểm soát mọi thứ hơn, không cồng kềnh. Kích thước màn hình laptop phổ biến trên thị trường hiện nay: 12, 13, 14, 15, 17 inch. Trong đó laptop có kích thước 14 inch là được sử dụng nhiều nhất
Độ phân giải chỉ số pixel trong mỗi chiều có thể được hiển thị. Chiều rộng x Chiều cao (đơn vị pixels) có thể hiểu là 2 kích thước nhà sản xuất đưa ra. Độ phân giải lớn đồng nghĩa hình ảnh hiển thị càng rõ nét chi tiết.
Độ phân giải màn hình bao gồm các mức:
Độ phân giải SD (720X576) như lý giải trên với 720 hàng ngang và 576 cột dọc chứa các pixels.
Độ phân giải HD (1280×720)
Độ phân giải HD+ (1600×900)
Độ phân giải Full HD (1920 x 1080)
Độ phân giải QHD hay 2K (2560×1440)
Độ phân giải WQHD hay 3K (2880×1620)
Độ phân giải UHD hay 4K (3840X2160)
Ngoài ra Apple còn màn hình Retina với thông số 2880×1800
Kích thước màn hình lớn đồng nghĩa với góc nhìn rộng hơn, dễ nhìn hơn phù hợp với người sử dụng máy để chơi game, thiết kế. Màn hình nhỏ phù hợp với người hay di chuyển, dễ dàng kiểm soát mọi thứ hơn, không cồng kềnh. Kích thước màn hình laptop phổ biến trên thị trường hiện nay: 12, 13, 14, 15, 17 inch. Trong đó laptop có kích thước 14 inch là được sử dụng nhiều nhất
Độ phân giải chỉ số pixel trong mỗi chiều có thể được hiển thị. Chiều rộng x Chiều cao (đơn vị pixels) có thể hiểu là 2 kích thước nhà sản xuất đưa ra. Độ phân giải lớn đồng nghĩa hình ảnh hiển thị càng rõ nét chi tiết.
Độ phân giải màn hình bao gồm các mức:
Độ phân giải SD (720X576) như lý giải trên với 720 hàng ngang và 576 cột dọc chứa các pixels.
Độ phân giải HD (1280×720)
Độ phân giải HD+ (1600×900)
Độ phân giải Full HD (1920 x 1080)
Độ phân giải QHD hay 2K (2560×1440)
Độ phân giải WQHD hay 3K (2880×1620)
Độ phân giải UHD hay 4K (3840X2160)
Ngoài ra Apple còn màn hình Retina với thông số 2880×1800
5. Ổ CỨNG
Ổ cứng nó là nơi lưu trữ các dữ liệu video hình hảnh cuả mấy thánh sống ảo và các phần mềm. Ổ cứng dung lượng càng lớn bạn càng lưu trữ được nhiều - nói không ai cải luôn á trời, ngoài ra ổ cứng giúp bạn khởi động máy, tốc độ chép xuất dữ liệu của máy, độ an toàn của dữ liệu cá nhân để trên máy.
Ổ cứng bao gồm các loại:
– Ổ cứng HDD (Hard Disk Drive): Đây là ổ cứng truyền thống, có cấu tạo dạng một đĩa tròn làm bằng nhôm (hoặc thủy tinh, gốm) được phủ vật liệu từ tính. Xét về cấu trúc sẽ có động cơ độc và ghi dữ liệu kết hợp bo mạch điện tử có tác dụng điều khiển đầu ghi và đọc đĩa khi đang quay để giải mã đúng các thông số và thông tin.
– Ổ cứng SSD (Solid State Drive): Đây là ổ cứng hiện đại mới được ra mắt, cấu tạo từ ở dạng thể rắn và vượt trội hơn hẳn ổ HDD đã ra đời từ lâu, đảm bảo về mặt hiệu suất cũng như bảo vệ an toàn dữ liệu, điện năng. Ổ SSD sẽ giúp bạn khởi động chỉ tính bằng giây tiết kiệm thời gian hơn hẳn. Đối lạp với ổ HDD sẽ tốn thời gian hơn để có thể đọc thông số kỹ thuật và vận hành và có thời gian để tăng tốc, sẽ tiếp tục là chậm hơn khi được so với ổ SSD.
– Ổ cứng Hybrid HD: Có thể hiểu đây là sự kết hợp của 2 ổ HDD và độ truy cập của SSD. Chính do, Hybrid HD sẽ hoạt động sử dụng máy, hệ thống sẽ kiểm tra những ứng dụng hay dữ liệu nào được dùng nhiều sẽ được lưu tại SSD, HDD sẽ lưu ứng dụng, dữ liệu khác. Bạn có thể hiểu HDD lưu dữ liệu là chính yếu, SSD vừa để truy suất nhanh hơn vừa lưu giữ liệu.
Theo cá nhân mình thì mình thấy ổ SSD là đáng lựa chọn nhất và hiện nay các dòng máy mới đều trang bị ổ SSD hét rồi nên các bác nào không thích cũng bắt buộc phải thích nha hehe, những bác nào đang sài laptop cũ thì có thể nâng cấp từ HDD lên SSD cũng được, đảm bảo con máy các bác như được sống dậy vậy !!!
Ổ cứng bao gồm các loại:
– Ổ cứng HDD (Hard Disk Drive): Đây là ổ cứng truyền thống, có cấu tạo dạng một đĩa tròn làm bằng nhôm (hoặc thủy tinh, gốm) được phủ vật liệu từ tính. Xét về cấu trúc sẽ có động cơ độc và ghi dữ liệu kết hợp bo mạch điện tử có tác dụng điều khiển đầu ghi và đọc đĩa khi đang quay để giải mã đúng các thông số và thông tin.
– Ổ cứng SSD (Solid State Drive): Đây là ổ cứng hiện đại mới được ra mắt, cấu tạo từ ở dạng thể rắn và vượt trội hơn hẳn ổ HDD đã ra đời từ lâu, đảm bảo về mặt hiệu suất cũng như bảo vệ an toàn dữ liệu, điện năng. Ổ SSD sẽ giúp bạn khởi động chỉ tính bằng giây tiết kiệm thời gian hơn hẳn. Đối lạp với ổ HDD sẽ tốn thời gian hơn để có thể đọc thông số kỹ thuật và vận hành và có thời gian để tăng tốc, sẽ tiếp tục là chậm hơn khi được so với ổ SSD.
– Ổ cứng Hybrid HD: Có thể hiểu đây là sự kết hợp của 2 ổ HDD và độ truy cập của SSD. Chính do, Hybrid HD sẽ hoạt động sử dụng máy, hệ thống sẽ kiểm tra những ứng dụng hay dữ liệu nào được dùng nhiều sẽ được lưu tại SSD, HDD sẽ lưu ứng dụng, dữ liệu khác. Bạn có thể hiểu HDD lưu dữ liệu là chính yếu, SSD vừa để truy suất nhanh hơn vừa lưu giữ liệu.
Theo cá nhân mình thì mình thấy ổ SSD là đáng lựa chọn nhất và hiện nay các dòng máy mới đều trang bị ổ SSD hét rồi nên các bác nào không thích cũng bắt buộc phải thích nha hehe, những bác nào đang sài laptop cũ thì có thể nâng cấp từ HDD lên SSD cũng được, đảm bảo con máy các bác như được sống dậy vậy !!!
6. PIN
Một trong những yếu tố quan trọng nhất và được các bác quan tâm cũng như đau đầu nhức óc nhất đó là dung lượng và thời lượng của pin, nhất là những bác nào học đồ họa, lập trình đang say xưa với công việc của mình đang code một cách mê mẩn như vậy, thì bị thông báo pin yếu làm tuột cảm xúc, không biết các bác có như vậy không chứ mình là gập máy đi ngủ rồi đó, thật là vãi chưởng đúng không hic hic. Trở lại vấn đề chính nào.....
Pin laptop được cấu tạo từ bo mạch chức năng quan trọng giúp cho laptop có thể nhận dạng chính xác loại Pin phù hợp, chứa các mạch bảo vệ, mạch sạc, chip quản lý nguồn pin, các rơle và đầu giắc tiếp xúc với máy tính.
Hiện nay, Pin laptop có 2 loại là : Lithium-Ion (Li-Ion)và Lithium-Polymer (Li-Po).
- Li-Ion có mật độ năng lượng cao hơn và không gây ra hiện tượng hiệu ứng bộ nhớ. Pin Li-Ion có giá thành khá rẻ. Lưu ý khi sử dụng pin Li-Ion là tránh nhiệt độ cao do PIn có chứa dung môi dễ cháy.
- Pin Li-Po có lợi thế là kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ nên thường được sử dụng trong những đời laptop mới có thiết kế mỏng nhẹ. Pin Li-ON có giá thành khá cao. Nhưng độ bền không bằng pin Li-Ion. Đặc biệt, bạn cần lưu ý khi sử dụng vì pin Li-On nhanh bị phù do nhiệt độ.
– Các Cell thể hiện các viên Pin dung lượng mà ta có 3 – 4 – 6 – 8 – 9 hoặc 12 cell với cell tròn, có dung lượng từ 2000mAh đến 2600mAh. Cell vuông máy mỏng, nhẹ như IBM X30; Dell C400 và dung lượng nhỏ hơn (1800mAh).
Trên đây là những thông số cũng như kiến thức để bạn hiểu rõ hơn em người yêu của mình nha, hiểu hơn để có những lựa chọn đúng hơn và có những trải nghiệm tuyệt vời hơn, cứ xem nó như người yêu mình vậy - các bác hiểu ý tôi chứ hehe
nếu có thắc mắc gì hoặc muốn mình làm về những thông tin gì thì hãy để lại cmt dưới phần bình luận mình sẽ giải đáp nhé và đừng quên like và share nếu các bạn cảm thấy bài viết này hay và bổ ích nhé !!
cảm ơn các bạn đã bỏ thời gian đọc blog này !
Pin laptop được cấu tạo từ bo mạch chức năng quan trọng giúp cho laptop có thể nhận dạng chính xác loại Pin phù hợp, chứa các mạch bảo vệ, mạch sạc, chip quản lý nguồn pin, các rơle và đầu giắc tiếp xúc với máy tính.
Hiện nay, Pin laptop có 2 loại là : Lithium-Ion (Li-Ion)và Lithium-Polymer (Li-Po).
- Li-Ion có mật độ năng lượng cao hơn và không gây ra hiện tượng hiệu ứng bộ nhớ. Pin Li-Ion có giá thành khá rẻ. Lưu ý khi sử dụng pin Li-Ion là tránh nhiệt độ cao do PIn có chứa dung môi dễ cháy.
- Pin Li-Po có lợi thế là kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ nên thường được sử dụng trong những đời laptop mới có thiết kế mỏng nhẹ. Pin Li-ON có giá thành khá cao. Nhưng độ bền không bằng pin Li-Ion. Đặc biệt, bạn cần lưu ý khi sử dụng vì pin Li-On nhanh bị phù do nhiệt độ.
– Các Cell thể hiện các viên Pin dung lượng mà ta có 3 – 4 – 6 – 8 – 9 hoặc 12 cell với cell tròn, có dung lượng từ 2000mAh đến 2600mAh. Cell vuông máy mỏng, nhẹ như IBM X30; Dell C400 và dung lượng nhỏ hơn (1800mAh).
Trên đây là những thông số cũng như kiến thức để bạn hiểu rõ hơn em người yêu của mình nha, hiểu hơn để có những lựa chọn đúng hơn và có những trải nghiệm tuyệt vời hơn, cứ xem nó như người yêu mình vậy - các bác hiểu ý tôi chứ hehe
nếu có thắc mắc gì hoặc muốn mình làm về những thông tin gì thì hãy để lại cmt dưới phần bình luận mình sẽ giải đáp nhé và đừng quên like và share nếu các bạn cảm thấy bài viết này hay và bổ ích nhé !!
cảm ơn các bạn đã bỏ thời gian đọc blog này !
No Comment